SAMCO tham dự Hội chợ Thương mại ASEAN - Ấn Độ 2011

02/03/2011
: 13487

Hội chợ Thương mại ASEAN - Ấn Độ 2011 (India-ASEAN Business Fair 2011 – IABF 2011) là sáng kiến được Thủ tướng Ấn Độ đưa ra tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại Thái Lan vào tháng 10 năm 2009 sau khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ được chính thức ký kết. Đây là hội chợ đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ với sự tham gia của Ấn Độ và 10 nước ASEAN với mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ.
Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ, nội dung cụ thể như sau:

 1. Mục tiêu: quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Ấn Độ; thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng thực phẩm tại thị trường Ấn Độ.

 2. Quy mô: 15 doanh nghiệp

 3. Thời gian: từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 3 năm 2011.

 4. Địa điểm: tại Pragati Maida, New Delhi, Ấn Độ.

 5. Ngành hàng: nông sản và thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và giày da, sản phẩm nhựa, cao su, đá quý, linh kiện điện, điện tử...

Một số điểm chính trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

1. Quan hệ ngoại giao
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ.

Quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp và hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Trong chuyến thăm của tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Ấn Độ (2003), hai bên đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nước bước vào thế kỷ 21. 

Đặc biệt, từ ngày 4 - 6/7/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ. Nhân dịp này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ và nhiều văn kiện hợp tác khác, góp phần quan trọng đưa quan hệ Việt - Ấn lên một tầm cao mới.

Cho đến nay, hai nước đã ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu tư, Lãnh sự, Hợp tác Văn hoá, Hàng không, Du lịch... Hai nước cũng đã ký các Thoả thuận về Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hợp tác về mỏ địa chất, môi trường, y học dân tộc..

2. Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
Hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ có những bước tiến đáng kể. Theo số liệu chính thức mới công bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, trong năm tài chính 2007-2008 (từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008), Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 173,39 triệu USD, chiếm 0,07% nhập khẩu của Ấn Độ, tăng 35,47% so với năm trước.

Việt Nam nhập khẩu 1.602,38 triệu USD từ Ấn Độ, chiếm 0,98% xuất khẩu của Ấn Độ, tăng 29,02% so với năm trước. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong buôn bán song phương với Ấn Độ là 1.4288,99 triệu USD so với mức 814,32 triệu USD của năm trước.

Quan hệ thương mại Ấn Độ- Việt Nam Đơn vị : triệu USD
STT  Năm 2003-2004  2004-2005  2005-2006  2006-2007  2007-2008 
1.  Xuất khẩu 410,43  555,96  690,68  981,84  1.602,38 
2.  % tăng   35,46  24,23  42,16  63,20 
3.  Tổng XK của Ấn Độ 63.842,55  83.535,95  103.090,54  126.262,67  162.904,15 
4.  % tăng   30,85  23,41  22,48  29,02 
5.  % tỷ trọng 0,64  0,67  0,67  0,78  0,98 
6.  Nhập khẩu 38,21  86,50  131,39  167,52  173,39 
7.  % tăng   126,35  51,89  27,50  3,50 
8.  Tổng NK của Ấn Độ 78.149,11  111.517,44  149.165,73  185.604,10  251.439,17 
9.  % tăng   42,70  33,76  24,43  35,47 
10.  % tỷ trọng 0,05  0,08  0,09  0,09  0,07 
11.  Tổng XNK 448,65  642,46  822,06  1.149,36  1.775,76 
12.  % tăng   43,20  27,96  39,81  54,50 
13.  Tổng XNK của Ấn Độ 141.991,66  195.053,38  252.256,27  311.866,78  414.343,32 
14.  % tăng   37,37  29,33  23,63  32,86 
15.  % tỷ trọng 0,32  0,33  0,33  0,37  0,43 
16.  Cán cân thương mại 372,22  469,46  559,29  814,32  1.428,99 
17.  Cán cân TM của Ấn Độ -14.306,56  -27.981,49  -46.075,20  -59.341,43  -88.535,02 
  Tỷ giá: (Rs./USD) 45,9516 44,9315 4,2735 45,2849 40,2607
(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (MOCI))

Việt Nam là bạn hàng của Ấn Độ chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đường sắt, năng lượng và năng lượng thay thế. Ngoài ra, Ấn Độ còn hợp tác với Việt Nam trong đào tạo công nghệ thông tin, sản xuất và truyền tải điện.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2006-2007 và 2007-2008:
Đơn vị: Triệu USD
STT Mặt hàng 2006-2007 2007-2008 Tăng (%)
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
Cà phê, chè, gia vị
Tinh dầu, mỹ phẩm
Nhựa, sản phẩm nhựa
Cao su
Gỗ, gỗ nguyên liệu
Đồ gỗ
Máy, thiết bị điện
Sắt thép
Gốm sứ
Thủy tinh
Dày dép
Hóa chất
35,15
2,71
2,74
2,87
1,28
2,75
17,20
9,63
0,59
2,81
6,49
1,87
27,25
4,60
2,53
9,12
1,52
0,57
23,62
10,98
0,97
1,59
4,70
2,80
-22,47
69,60
-7,52
32,79
18,61
-79,41
37,30
14,10
64,00
-43,20
-27,67
50,16
  Tổng số 167,52 173,39 3,5
(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (MOCI))

Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á. Tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thương mại là rất lớn. Việt Nam có thế mạnh về thủy sản, hàng thủ công, chế biến thực phẩm và dệt may. Ấn Độ có thể đề nghị hợp tác trong các lĩnh vực dược phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, chế tạo linh kiện ô tô và đồ nhựa.

Triển vọng cả năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 3 tỷ USD, tăng hơn 50% và về trước 2 năm so với mục tiêu đề ra đối với năm 2010.

3. Hợp tác đầu tư 
Về đầu tư, kể từ khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư từ năm 1988 đến tháng 11/2008, Ấn Độ đã có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 671 triệu USD (cao hơn mức 580 triệu USD của năm 2006 và 533 triệu USD của năm 2007), đứng thứ 19 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn kinh tế Ấn Độ như ONGC, TATA, Essar.... đang triển khai các dự án trị giá hàng tỷ USD trong các lĩnh vực dầu khí, luyện thép, hóa chất tại Việt Nam.

Tháng 2/2007, Tập đoàn Essar đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam trị giá 527 triệu USD; tháng 5/2007, tập đoàn Tata ký thỏa thuận khai thác mỏ và đầu tư vào nhà máy thép Thạch Khê trị giá 4 tỷ USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Trong ASEAN, Việt Nam trở thành nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất từ Ấn Độ. Thời gian gần đây, các dự án sử dụng nguồn tín dụng của Ấn Độ đã và đang được triển khai ngày càng có hiệu quả hơn.

Hiện nay, một làn sóng doanh nghiệp Ấn Độ vẫn đang tiếp tục vào tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam.