Ôtô VN - thị trường khổng lồ chưa khai thác

21/12/2006
: 16204

Nói gì về ngành công nghiệp phụ trợ? Khi bản thân ngành công nghiệp ôtô chưa phát triển đầy đủ thì ngành công nghiệp phụ trợ chính là giai đoạn đầu hợp lý. Tỉ lệ nội địa hoá khá thấp, đặc biệt với ôtô chở khách và ôtô thương mại loại nhẹ, nên đây có thể là một cơ hội chưa được tận dụng nếu đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Thêm vào đó, lĩnh vực xuất khẩu cũng có những dấu hiệu khả quan, với 40% tăng trưởng từ năm 2004 đến năm 2005.

Tăng trưởng GDP ở Việt Nam trung bình đạt 8%/năm. Việt Nam là một trong những nơi giá cả ôtô cao nhất châu Á. Thuế tiêu thụ đặc biệt là 50%, thuế nhập khẩu là 90% và thuế giá trị gia tăng là 10%. Vì thế, một chiếc xe giá 10.000USD ở nước ngoài thì tại Việt Nam bán với giá 25.000USD. Ví dụ, ở Philippines, chiếc Toyota Camry 2.4L có giá 25.000USD thì ở Việt Nam, giá của nó là 55.000USD. Với mức lương trung bình của một công nhân Việt Nam là 55 USD/tháng, và một kỹ sư là 220USD, rất nhiều người Việt Nam không thể cố gắng sở hữu một chiếc ôtô.

Ở góc độ khả quan, lĩnh vực sản xuất linh kiện ôtô có sự tăng trưởng ngày càng lớn vì nó có thị trường xuất khẩu và không bị giới hạn bởi thị trường nhỏ lẻ ở địa phương. Hơn nữa, vì Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh như giá lao động rẻ, chính trị và tiền tệ ổn định, nên ngày càng chứng kiến dòng đầu tư nhiều hơn từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Tách riêng ngành công nghiệp ôtô, hãy tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký trong năm 2006 vượt quá 6,5 tỉ USD (có thể đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD theo một báo cáo gần đầy của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam). Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam hy vọng dòng vốn đăng ký mới có thể vượt quá 30 tỉ USD, với 24-25 tỉ USD từ FDI.

Sự đổi mới và cải tổ hành chính, luật pháp gần đây cũng như việc ban hành ''Luật Doanh nghiệp'', ''Luật Đầu tư'' đã được giới đầu tư hoan nghênh. Sự mở rộng tự do thương mại cũng như công bằng giữa nhà đầu tư trong nước - ngoài nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tiếp tục đẩy mạnh xu thế đầu tư hơn nữa.

Lời khuyên nào dành cho nhà đầu tư có kế hoạch tiếp cận công nghiệp ôtô Việt Nam? Nhà đầu tư chọn lựa Việt Nam ở một số lý do, không chỉ bởi vì giá lao động rẻ hay lực lượng lao động trẻ (hơn 60% dân số dưới độ tuổi 30). Chính sự đa dạng hóa mức độ mạo hiểm về đầu tư ở những thị trường mới nổi mới là một trong những nhân tố chính, đặc biệt với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Thời gian đầu tư thích hợp còn phụ thuộc vào chiến lược của từng công ty. Nếu thành công, bạn cần phải am hiểu thị trường Việt Nam, có một ý tưởng rõ ràng là tại sao lại đến đất nước này. Bạn có thể phải tự quyết định tiến trình cũng như việc sử dụng hệ thống công nghệ của mình, và có những thỏa thuận trước một cách đảm bảo về khuyến khích thuế cũng như các quy định khác.

Xác định vị trí chiến lược cũng là một chìa khóa thành công. Ví dụ, nếu tập trung vào xuất khẩu, bạn cần chọn nơi gần cảng biển, cân nhắc tới chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng giao thông... Nếu tập trung vào thị trường nội địa, các công ty có thể lựa chọn địa điểm gần các nhà máy sản xuất nguyên liệu thô như cao su, chất dẻo.

Nếu chưa từng có một dự án đầu tư mới nào, việc nghiên cứu thị trường là điều cốt yếu. Hãy gặp ai đó làm trong ngành này, có thể giúp bạn đưa ra chỉ dẫn đúng đắn và một ý tưởng tốt hơn cả mong đợi.

(theo Vietnamnet)