Ùn tắc giao thông không giảm Vì sao? - Trích Báo SGGP

19/11/2007
: 15337
 
 
Tiến sĩ Phùng Mạnh Tiến, Phân viện Khoa học Công nghệ giao thông phía Nam (phát biểu với tư cách cá nhân):
  • Không giảm xe, thêm đường, TP sẽ phải sống chung với kẹt xe
Đường phố chỉ thông thoáng khi không bị quá tải. Ví như cái bình đựng nước 10 lít thì chỉ có thể đựng được 10 lít nước chứ không thể hơn được. Hiện nay lượng xe ở TPHCM đã vượt quá sức chịu đựng của đường nhiều lần thì việc kẹt xe là… đương nhiên. Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết căn cơ vấn đề này là giảm lượng xe hoặc tăng diện tích đường lên tương ứng. TPHCM không có tiền để xây thêm đường, người dân lại không muốn giảm bớt phương tiện giao thông cá nhân thì phải sống chung với kẹt xe. 
° Nếu khéo sắp xếp lại như làm cho vỉa hè thông thoáng, đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình đang rào đường để thi công, điều chỉnh lại giao thông…thì thành phố vẫn có thể giải quyết được vấn nạn ùn tắc giao thông?
- Tất cả các giải pháp tình thế ấy chỉ cải thiện được phần nào tình hình giao thông trên một số điểm
Ùn tắc giao thông - Một vấn nạn của TPHCM. Ảnh: Đức Trí
 đang bị lấn chiếm hoặc tại vị trí giao thông được tổ chức chưa hợp lý. Một cái tủ còn trống vài ngăn thì ta còn có thể san bớt đồ của các ngăn quá tải sang. Đằng này ngăn nào cũng chật cứng thì mọi sự sắp xếp không phải là giải pháp căn cơ. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không nỗ lực tổ chức lại giao thông nhưng TPHCM cũng phải nói rõ về sự quá tải này cho người dân hiểu. Tôi thấy hiện nay có xu hướng ngộ nhận rằng các giải pháp tình thế nêu trên sẽ giải quyết được ngay tất cả các vấn đề và khi kết quả không phải như vậy là phê phán. Theo tôi, nếu có quyết liệt thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tình thế thì cũng phải mất hàng năm nữa, tình hình giao thông mới được cải thiện. Hiện nay nhiều giải pháp tình thế còn chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của một bộ phận người dân và một số người có trách nhiệm còn chưa quyết tâm thực hiện thì kết quả còn xa.
° Nói như ông thì tình hình ùn tắc giao thông không thể giải quyết được trong thời gian trước mắt?
- Đúng là như vậy. Các giải pháp chống ùn tắc giao thông một cách căn cơ như giãn dân, hình thành các đô thị vệ tinh, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường, hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như metro, xe điện ngầm… ít nhất phải mất cả chục năm nữa mới có được, thì từ đây đến thời gian ấy, chúng ta phải sống chung với kẹt xe thôi. Hiện nay chỉ có một cách là mọi người nên chấp hành tốt Luật giao thông để cùng nhau… đi chầm chậm.
 
Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường Đại học Bách khoa TPHCM
  • Chống ùn tắc giao thông rất cần bản lĩnh của người lãnh đạo
- Hiện nay xe cá nhân chiếm đến hơn 90% lượng xe của thành phố và gây ra đến hơn 80% các vụ tai nạn giao thông. Ở các nước khác chỉ cần lượng xe cá nhân vượt quá 50% và gây quá 50% số vụ tai nạn giao thông thì đã bị hạn chế lưu hành. TPHCM đã vượt quá ngưỡng này rất nhiều lần mà chưa có giải pháp hạn chế xe cá nhân thì giao thông chắc chắn không thể tốt được.
° TPHCM cũng đã có chủ trương hạn chế xe cá nhân bằng cách thu phí sử dụng xe cá nhân, hạn chế xe cá nhân đi vào một số tuyến đường cố định…nhưng chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của một bộ phận người dân?
- Xe cá nhân chỉ tiện lợi cho từng cá nhân mà không có lợi cả về mặt giao thông và môi trường cho cả cộng đồng. Ngành chức năng phải làm cho dân hiểu điều đó.
° Hạn chế xe cá nhân thì người dân sẽ đi lại bằng phương tiện nào khi vận tải công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu?
- Hãy tổ chức vận tải công cộng cho tốt thì chúng tôi sẽ bỏ phương tiện cá nhân. Nhưng trong tình hình đường phố quá tải như hiện nay nếu không giảm xe cá nhân thì khó mà phát triển được vận tải công cộng. Hiện nay có một số loại hình vận tải công cộng khối lượng lớn giá rẻ, thời gian xây dựng nhanh như BRT - một thứ xe buýt có nhiều toa đi trên mặt đất (chi phí xây dựng chỉ khoảng 1,2 - 5 triệu USD/km và thời gian xây dựng 6 tháng đến một năm; metro có chi phí xây dựng đến 40 triệu USD/km và thời gian xây dựng khoảng 5 năm) mà thành phố có thể triển khai xây dựng ngay để phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
Song song đó, thành phố cũng phải tái cấu trúc lại mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo hướng phân bố lại luồng tuyến, loại xe phù hợp với từng khu vực và xây dựng các tuyến xe khách liên vùng, con thoi…Tất nhiên, dù ít hay nhiều những việc ấy cũng đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí thực hiện. Để người dân hiểu và chia sẻ với thành phố trong thời gian này, thành phố cần nói rõ cho dân biết và tiếp thu chân thành những tiếng khen, chê nhưng vẫn phải có bản lĩnh để đeo đuổi cho đến cùng những chủ trương đúng đắn của mình.
 
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM
Đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe cá nhân, tắc đường là phải!
- Tôi không bi quan nhưng thực sự giao thông TPHCM hiện nay rất khó cải thiện. Ai cũng muốn một sự tiện lợi cho riêng mình, muốn sử dụng xe cá nhân cho các nhu cầu đi lại thì tắc đường là… phải. Đã vậy, đi vài trăm mét để gửi xe cũng than thở, đòi lập lại các bãi đậu xe trên vỉa hè thì làm sao có giao thông thông thoáng.
° Nhưng vận tải công cộng ở TPHCM còn rất nhiều bất cập…
- Đúng là vận tải công cộng TPHCM còn nhiều điểm chưa tốt. Tôi là người làm ra đề án phát triển vận tải công cộng cho TPHCM và Hà Nội. Hà Nội thành công và hiện nay nhiều người dân thủ đô muốn mua vé đi xe buýt tháng còn phải xin giấy giới thiệu mới mua được. Trong khi đó, TPHCM không được như vậy. Hà Nội chỉ có xe buýt quốc doanh là chủ đạo, sau này thêm một vài đơn vị khác nhưng không đáng kể nên tập trung được đầu mối quản lý; tài xế lái xe không có nhu cầu “phóng nhanh, vượt ẩu” để rước khách, tìm thêm thu nhập nên xe buýt Hà Nội đi đúng giờ, đón khách đúng nơi quy định. TPHCM có quá nhiều xe buýt của khối HTX với không ít chủ xe, tài xế còn thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông, tôn trọng hành khách, có xu hướng “nhặt khách” để kiếm thêm thu nhập nên để lại nhiều tiếng xấu. Đã có lần tôi đề nghị TPHCM nên tổ chức lại các đơn vị vận tải theo hướng tập trung quản lý nhưng không được bởi mô hình HTX hiện hữu là vấn đề lịch sử ở TPHCM.
° Hiện nay xe buýt TPHCM còn bị cắt bớt chuyến, bỏ bớt tuyến vì nhận trợ giá nhiều mà lượng khách đi không cao?
- Trước hết phải xác định là hầu hết các nước trên thế giới đều phải trợ giá cho hoạt động vận tải
Một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông-Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm
- Điều chỉnh giao thông ở một số tuyến đường, nút giao thông có lưu lượng xe đi lại cao
-Lệch giờ, lệch ca làm việc, đi học
- Làm cho vỉa hè thông thoáng
- Nghiên cứu hạn chế xe ra vào một số tuyến đường khu vực trung tâm
-Xây dựng dải phân cách tại những con đường có từ 4 làn xe trở lên
- Xem xét điều chỉnh lại đèn tín hiệu giao thông ở một số nơi chưa hợp lý
T.Mẫn
 hành khách công cộng. TPHCM cũng không thể nằm ngoài quy luật ấy. Vấn đề là chúng ta kiểm soát việc trợ giá ấy đúng không. Còn việc tại sao xe buýt ở TPHCM to đùng mà nhiều khi chỉ chở vài hành khách thì cũng cần phải hiểu rằng, xe buýt ở các nước khác cũng chỉ đông khách vào giờ cao điểm và luôn vắng khách vào những giờ thấp điểm. Tôi cho rằng, nếu cứ tiếp tục cắt bớt chuyến, bỏ bớt tuyến xe buýt thì càng làm cho việc đi lại của hành khách xe buýt khó khăn hơn. Họ sẽ phải đợi lâu hơn mới có một chuyến xe buýt.
Về phía các chủ xe, bị giảm chuyến thì khi vào chuyến họ sẽ có xu hướng “nhặt khách” nhiều hơn, “phóng nhanh vượt ẩu” để giành khách. Vận tải công cộng càng bất cập hơn. Bắt phương tiện công cộng phải hy sinh và để cho phương tiện cá nhân phát triển tự do thì chắc chắn TPHCM phải sống chung với kẹt xe…dài dài. Trước mắt nếu chưa giảm được phương tiện cá nhân nói chung thì nên giảm các phương tiện thô sơ chiếm diện tích đường nhiều mà tốc độ đi chậm, ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông như xe ba gác, xích lô… Hạn chế xe cá nhân đi vào, dừng đậu ở một số tuyến đường trong những thời điểm nhất định…
° Cảm ơn ông

Nguyễn Khoa